Văn hóa đón tết của người Việt

19/01/2019

Tết Nguyên Đán của người Việt là dịp để các thành viên trong gia đình trở về, sum họp, cùng nhau ăn những bữa cơm chung, thăm hỏi và cùng cầu chúc cho một năm mới nhiều hạnh phúc, may mắn và tài lộc. Người Việt ăn tết theo phong tục truyền thống với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Sửa soạn đón tết

Ngày Tết chính thức của người Việt chỉ gói gọn trong 3 ngày (mùng 1, mùng 2 và mùng 3) và họ thường dành nhiều thời gian để sắm tết từ ngày 23 tháng Chạp. Người người, nhà nhà đi chợ sắm sửa để trang trí cho ngôi nhà của mình sao cho thật lộng lẫy và rộn ràng không khí tết.

Một phong tục không thể thiếu trong ngày tết của người Việt là gói bánh chưng, bánh tét. Miền bắc sẽ gói bánh chưng và miền nam gói bánh để dâng lên ông bà tổ tiên vào 3 ngày tết.

Dọn dẹp nhà cửa để đón tết

Một trong những điều kiêng kỵ đầu năm mới của người Việt là “kiêng quét nhà ngày mùng 1 Tết” vì không muốn quét đi của cải, may mắn. Vì thế công việc dọn dẹp nhà cửa sẽ được thực hiện kĩ càng vào những ngày cuối năm.

Mặc quần áo mới đi chơi xuân

Năm mới mặc những bộ quần áo mới, nhất là những trang phục có màu sắc rực rỡ như đỏ hoặc vàng sẽ may mắn cả năm. Vì vậy, Tết đến là dịp để người Việt thỏa sức sắm sửa quần áo mới và du xuân.

Trả nợ cũ

Đối với nhiều người Việt, tất niên là dịp trả nợ cũ, xóa bỏ mọi xích mích của năm cũ, hướng tới năm mới vui vẻ, hòa thuận hơn. Vì thế những món nợ sẽ được thanh toán hết, tránh để dây dưa sang năm sau sẽ không tốt cho gia chủ.

Trò chơi dân gian

Vào những ngày tết, người Việt tổ chức lễ hội đầu năm và chơi những trò chơi dân gian như nhảy sạp, bịt mắt bắt dê, múa võ, hát bội, đánh đu, thi leo cột mỡ, đập niêu, chọi gà, chơi cờ người…

Đi chúc tết

Sáng mồng Một Tết được coi là ngày Chính đán, con cháu sẽ tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết bậc cao niên, ông bà và bề trên.

Phong bao lì xì

Người Việt quan niệm ngày tết được tặng phong bao lì xì sẽ may mắn cả năm nên họ sẽ bỏ tiền vào trong một bao giấy đỏ hay “hồng bao” gọi là “lì xì” để tặng cho trẻ em cùng lời chúc mừng ăn no, chóng lớn.

Hóa vàng

Ngày mồng 4 tháng Giêng theo lịch cổ là ngày con nước. Vào ngày này, người Việt sẽ đốt nhiều vàng mã để tiền nhân về cõi âm có thêm tiền vốn đầu năm và phù hộ độ trì cho con cháu hậu thế làm ăn phát đạt.

Treo quốc kỳ

Ngày tết của người Việt không thể thiếu hoạt động treo cờ quốc kỳ. Các công sở, công ty, trường học, nơi sinh hoạt công cộng thường treo quốc kỳ kèm băng rôn, khẩu hiệu “Chúc mừng năm mới” cùng các loại cờ ngũ sắc.

Văn hóa đón Tết của người Việt là đại diện tiêu biểu cho truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Vì thế chúng ta hãy cùng nhau gìn giữ và phát huy những nét đẹp đó từ gia đình cho đến xã hội để người người hạnh phúc, đất nước giàu mạnh, văn minh và phát triển.

Categories: Tin tức

Hệ thống nhà hàng SD

HỆ THỐNG NHÀ HÀNG

Add1: Số 39, Trần Kim Xuyến, Cầu Giấy, Hà Nội
Add2: Số 9 Hàng Thuyên, Hai Bà Trưng, HN

Tìm kiếm

Tắt cửa sổ [X]